Thứ Hai, 3 tháng 10, 2011

(51) Tháng Mười - Nhớ một cánh Phượng Văn Khoa




Photobucket

 
Ngọc là tên thật của cô ấy.
Khi xuất hiện ở VK năm 1966 cô lấy tên Phượng. Hình như đó là tên người yêu.
Phượng ốm yếu mong manh,nước da xấu, hậu quả của bịnh sốt rét sau những chuyến giao liên về căn cứ? Chỉ có đôi mắt đẹp. Phượng kẹp tóc,đi xe đạp, thường mặc áo dài trắng hơi củ khi đến VK.

Niên khóa 66-67 rất đặc biệt với trường VK. Đó là thời điểm lực lượng tranh đấu đã mạnh nhưng chưa đủ mạnh để nắm Ban chấp hành. Trụ sở nhóm Nhân Văn lúc đó là nơi lui tới thường xuyên của các nhóm nòng cốt. Phượng đến lặng lẽ, ít nói, làm mọi việc không tên.
Với chúng tôi Phượng là hình ảnh của cô gái Nam Bộ dịu dàng, chịu khó, nhẫn nhịn.
Một buổi chiều Phượng đến trụ sở NV. A!....bắp nấu. Đám nam nhi hăng hái "cạp" bắp.
Chợt có người hỏi:
- Sao Phượng im ru vậy, ăn bắp đi.
Lúc đó mọi người mới chú ý đến "hiện tượng lạ".Phượng mặt buồn hiu,nhỏ nhẹ:
- Em nói mấy anh nghe. Hồi nãy...
Trời đất, mới nói đến đó Phượng đã..khóc tấm tức. Thì ra ràng bắp sau port-bagages, giữa đường sút dây ràng, bắp"rụng", chật vật xoay trở Phượng mới "đưa" được bắp về !
- Mấy anh không ai hỏi 1 tiếng, lo ăn không hà !
- Phượng không nói, ai biết mà hỏi.
Chúng tôi chợt nhận ra mình vô tâm, xúm vào an ủi, chọc ghẹo. Và... lát sau Phượng hiền lành nở 1 nụ cười, mắt vẫn tròn xoe, ướt lệ.

Đột nhiên Phượng không đến trường nữa.
Công việc cuốn mọi người đi. Đôi lúc chợt nhớ, băn khoăn rồi thôi.
Mãi sau này tôi mới biết Phượng là giao liên chắp nối tổ chức Cách Mạng ở VK với anh 3 Triết, bí thư Thành Đoàn. Phượng ghi danh học để có cớ hợp pháp đến trường. Phượng không đến nữa vì chuyển đổi công tác. Trong 1 lần vượt sông trong chiến khu Phượng bị tàu địch phát hiện và đã hy sinh.

Hai mươi năm sau 30.4.75, chúng tôi mới biết Phượng có con gái. Cháu giống mẹ như đúc và cũng ốm yếu. Phượng gởi con cho người chị lúc cháu nhỏ xíu. Cháu bây giờ đã có gia đình. Cuộc sống khó khăn,cháu cũng phải bươn chải vất vả. Điều cháu day dứt là cha đã hy sinh trong tù. Bên nội không nhận cháu vì không biết gì chuyện tình của ba với mẹ. Mối tình éo le, ngang trái của Phượng ôm xuống tuyền đài có lẽ chưa tan. Cách đây mấy năm cháu đến thăm vợ chồng tôi. Cháu nói bên nội không nhận con cũng được thôi dì dượng ơi. Con mệt mỏi quá rồi...

Phượng ơi, biết kết thúc câu chuyện về Phượng thế nào đây khi nước mắt đã trào và lòng xót xa... 

Huỳnh Thiện Kim Tuyến-Nguyễn Tuấn Kiệt

6 nhận xét:

  1. Chị Phượng học Văn Khoa niên khóa 1966-1967. Em vào Văn Khoa năm 1971, em không biết chị. Nhưng qua lời anh Kiệt, chị Tuyến kể em thương cháu quá. Chiến tranh đã đi qua, nhưng vẫn có những người không sống trong chiến tranh mà vẫn phải mang theo mãi vết thương lòng. Mong cháu rồi sẽ an vui vì có chị phù hộ, độ trì...

    Trả lờiXóa
  2. "Phượng ơi, biết kết thúc câu chuyện về Phượng thế nào đây..."
    Thương cháu quá ... bên nội ấy thật là vô cảm.

    Trả lờiXóa
  3. Lại thêm một người VK được nhắc nhớ như một tiếng thở dài nén lại. Cuộc chiến đi qua nhiều năm , tiếng thở dài hình như vẫn còn đâu đó ...Gió thì lại là lớp sau nữa nên chẳng biết được các anh chị ....Mong cháu con chị Phượng sẽ bình an với cuộc sống hiện tại

    Trả lờiXóa
  4. Cám ơn hai bạn đã giới thiệu bài nầy,biết giải đáp thế nào?Biết trả lời sao đây? Hậu quả của chiến tranh,của những mối tinh phải câm nín,có những người con ko được thừa nhận dù đồng chí,đồng đội ai cũng biết,....Éo le và oan trái này là có thật
    Chiến trang đã đi qua hơn 36 năm ,nhưng dư âm của nhiều mất mát đau thương vẫn còn âm ỉ đâu đó trên
    khắp mọi miền đất nước.Trong đó có con của chị Phượng...!!!

    Trả lờiXóa
  5. Cháu ấy hay đến với anh chị K, chắc anh chị ấy là chỗ nương tựa tinh thần của cháu rồi.

    Trả lờiXóa
  6. Cám ơn chị đã đọc bài và comment. Vợ chồng tôi rất vui vì chị đã chia sẻ. Có lẻ PHƯỢNG cũng ấm lòng 1 chút. Rất cám ơn chị.

    Trả lờiXóa