Thứ Hai, 30 tháng 4, 2012

(101) GẶP NHAU THÁNG TƯ

  Hôm nay, Góc Nhỏ văn Khoa tiễn Tháng Tư bằng một entry rất dễ thương của bạn Cỏ May kể về một buổi gặp gỡ thú vị giữa những người "Văn Khoa Trẻ" ngày ấy. Biết bao nhiêu chuyện tưởng đã nằm im dưới lớp bụi thời gian... nhưng bỗng trở về lung linh như mới hôm qua.
Mời mọi người cùng nghe nhé!


Photobucket

Việc đặt tựa đề cho entry này cũng khiến tôi băn khoăn…bởi vì, diễn đạt làm sao cho hết nghĩa tình trong cuộc gặp gỡ chỉ hơn 3g mà…mà sao nhỉ? Trong lúc này, tôi thấy ngôn ngữ vốn có của mình nghèo nàn quá! Có thể, vì vậy mà MA chỉ có một từ: “Nhớ” với những hình ảnh rất đáng…nhớ! Tôi không thể dùng lại tựa đề của MA, cũng không nghĩ mình có thể nói “Cảm xúc tháng tư” như anh Kiệt. Thôi thì, “gặp nhau” vậy!

Một ngày 25-4-2012, sau vài lần dời đổi, chúng tôi: Minh An, Phi, Thúy, Thúy Liễu, Cẩm Phô, Hữu Quang gặp nhau tại nhà hàng Vườn Phố theo lời mời của Ngoãn (nhóm Thanh lao công, nhóm sinh viên Công giáo trong phong trào) mà có thể nhiều bạn, chưa biết. N học Triết cùng Thúy Liễu và là bạn của Hữu Quang (cũng học Triết). Anh P và tôi thì có một ân tình đặc biệt với N mà suốt đời, chúng tôi sẽ không quên người bạn, người đồng chí tốt bụng này. Anh P, sau 55 này bị tạm giam ở Nha Cảnh sát Đô Thành, trở về, với “lý lịch đỏ” như vậy, chủ nhà trọ cũ thì dĩ nhiên không cho ở tiếp, vậy, trọ ở đâu bây giờ, trong thời gian chờ ra tòa xét xử. Tôi không nhớ rõ từ đâu, từ chị TL hay từ tôi mà N “rủ” anh P về ở cùng với nhóm Thanh lao công, lúc đó, do linh mục Phan Khắc Từ (có tên là linh mục hốt rác) phụ trách. Các anh ở trong một ngôi nhà khá kín đáo và khang trang, N và P trở thành đôi bạn thân, đến bây giờ, gặp lại vẫn tếu táo như xưa. N gặp tôi trên mạng và rủ rê họp mặt, nghe bạn nhắc lại nhiều lần: “rất mong gặp…”, tôi thật sự cảm động. Dẫu cuộc đời muôn nẻo, mỗi người đều có hoàn cảnh riêng nhưng chúng tôi vẫn luôn là bạn của nhau…Vợ chồng tôi quên sao được nơi tá túc, những bữa cơm có được từ tiền hốt rác của linh mục Phan Khắc Từ. Và nơi đây, cũng là “điểm hẹn” mà N đã rất tế nhị, lánh mặt, mỗi khi tôi đến.

Kể tiếp về những thành viên đến với buổi họp mặt này. TL và CP có mặt sớm, đang say sưa chuyện trò với “doanh nhân” (kiêm nhà tài trợ) là N thì chúng tôi đến. Bạn bè gặp lại, sao mà vui, vui quá! Tiếp theo là Hữu Quang, đầu bạc vì nhuộm tóc nhầm thuốc (lời bạn ấy tự trào!). Cuối cùng là MA, em ấy, còn trẻ, rất trẻ, như là các cháu nhà trẻ (lời bình luận của N) nên khi tôi nói nhà hàng “Vườn phố” thì em nghe là “Vườn hồng”, vì thế, đi hết đường Lê Quý Đôn vẫn còn gọi ĐT í ới! Tuy  đến trễ nhưng vẫn được nhận quà tặng của Q, đó là quyển sách “Hạ tầng đô thị Sài Gòn buổi đầu” của chính tác giả. Nhiệt tình là vậy mà còn bị N trêu chọc: “Sách này viết để tặng chứ bán không ai mua!”.

Khi các anh đã có chút hơi men thì MA và tôi bắt đầu truyền bá “văn hóa hello” mà chúng tôi đã tiếp thu từ anh K trong chuyến đi Mỹ Tho năm trước và bắt đầu vận dụng “hiệu quả” từ ấy cho đến nay. Không thể kể hết sự chia sẻ tận cùng của những bạn mới được “hân hạnh” làm quen với văn hóa này: N, Q, CP, những người còn lại (nhất là TL, xin lỗi nhé!) thì quá quen thuộc rồi!

Với những “hello” đúng lúc, đúng chỗ, chúng tôi bắt đầu kể những câu chuyện ngày xưa, không đầu, không cuối mà vẫn cười, cười sảng khoái, đôi khi, có chút nước mắt, không kịp chảy thành giòng!

Đó là chuyện Q đi dự trại ở một ngôi chùa cùng với chúng tôi khi còn là “lính mới tò te”, mặc dù là người Công giáo nhưng để được vào chùa thì bị một sư thầy hỏi “pháp danh”, Q bối rối (cũng may là chưa kịp đọc tên thánh của mình!) nhưng đúng lúc ấy, có ngay một bạn tặng cho Q một pháp danh và Q đương nhiên trở thành Phật tử được vào sinh hoạt cùng chúng tôi.

Đó là chuyện N cứ “chê” chúng tôi, nhóm nữ sinh viên Văn Khoa không biết chuyện bếp núc, nấu nướng. Ừ, thì đúng vậy, khi lên chùa, phải nhóm bếp củi để nấu một nồi cơm to thì chúng tôi làm sao mà “hoàn thành nhiệm vụ” được chứ!? Các “nàng” chỉ quen ăn cơm của má nấu, chỉ quen mồi bếp dầu hoạc bật bếp ga, đâu có gì ngạc nhiên, hả anh bạn? Người ta bận bịu những công việc to tát hơn, ví dụ: biểu tình, tuyệt thực, “hát cho dân tôi nghe”, làm báo, đi lạc quyên cứu trợ…N thua rồi nhé (1-0)! Bây giờ có muốn thử “tài nghệ” của chị em hông? Xin mời! Chúng tôi cũng nhắc lại sự trong sáng tuyệt vời của mình khi đi trại chung, ngủ chung với nhau, cứ “sắp lớp” dài dài như thế, trong đó, không phải không có những đôi đang yêu nhau hoặc ít nhất là “để ý” đến nhau nhưng không hề có điều gì là riêng tư. Những sự trong sáng như vậy, thế hệ “teen” có chia sẻ không nhỉ?

Đó là chuyện ngày xưa, khi mới bắt đầu vào Hội quán Văn Khoa, P là người bị mọi người nghi ngờ là…công an chìm, vì cặp kính màu đen, vì cứ ngồi đó, không trò chuyện với ai nên không biết ngồi để làm gì…Rồi một ngày, đúng vào lúc tôi trực hội quán thì P đến gởi một trái xoài cho…HN! Tôi đã vui vẻ nhận và trao lại cho HN, không biết HN ăn xoài có ngon không nhưng cuối cùng, chính tôi lại là người…ăn trái cấm! TL cứ nhắc: thấy “thằng cha” hay đứng ở hành lang giảng đường 1 rất bí hiểm! Chẳng qua là “chàng ấy” đợi “người tình trong mộng” thôi, TL à!

Khi chúng tôi đã bắt đầu “bén duyên” thì thỉnh thoảng, có hẹn nhau vào Sở thú để…tâm sự, vậy mà, cũng bị người theo dõi…Có lần, TL nói với tôi: “Thấy hai người đi, tưởng có họp, định đi theo…”, ác chưa? Bữa nay, nhắc lại “tội” tò mò của TL mới được! TL bộc bạch: vì “nhân thân” đặc biệt của mình nên TL hay nghĩ, các bạn không tin TL nên “lén” đi họp mà không cho TL hay! Thì P với T cũng “lén” nhưng không phải là đi họp!

Cũng nhân khi nhắc lại một chút “nhân thân” của mình, TL và MA đã “khai” thiệt: lúc tranh cử Ban đại diện vào năm 1972, MA và 1 nhóm nữ sinh viên khác được yêu cầu ra ứng cử để chia lửa với nhóm tranh cử chính thức của phong trào lúc đó. Dĩ nhiên, chuyện này thì chỉ có những người liên quan biết thôi. TL thú nhận là lúc đó, “tức khí anh hùng” nên cũng tự lập ra một liên danh khác…để rồi, cuối cùng, liên danh của MA và TL đều rớt và trở lại là bạn thân như xưa.

Đó là chuyện giấu anh Hạ Đình Nguyên trong ngăn trữ nước đá của Hội quán khi anh bị công an lùng bắt. Nó là một cái hộc kín, được xây ngay dưới bệ xi măng nơi chúng tôi sửa soạn nước uống trước khi mang ra cho khách (hồi ấy, Hội quán chúng tôi mỗi ngày phải trữ vài cây nước đá mới đủ bán), vì thế, vô tình nó trở thành nơi trú ẩn khá tốt. Tưởng tượng anh chàng cao, to này mà nằm co quắp phía trong mấy tảng nước đá, thiệt là quá tội nghiệp. 

Bên ngoài hội quán, cảnh sát bao vây, nữ sinh viên chiến đấu và “con chim vàng anh” (cái tên thân thương mà chị Quế đã dùng để gọi Tú Lộc) của phong trào thì giằng co quyết liệt đến mức… cắn cảnh sát! Vậy mà bọn chúng thua, dù chúng tôi “mang tiếng” hung dữ! Giờ Tú Lộc vĩnh viễn đi xa, nói về bạn, chúng tôi, một phút, đắng lòng.

Đó là khi tôi vừa vào đến Nha cảnh sát Đô Thành thì thấy có một “tù binh”, dáng cao lêu nghêu, đang được dìu ra khỏi phòng thẩm vấn, tôi không khó khăn để nhận ra N, N bị bịt mắt nên không thể nhìn thấy tôi. Hôm nay, tôi mới hỏi: “N đau thiệt hay là giả bộ hù…?” N cười kèm theo tiếng “hello”, nó lấy dùi cui “quýnh” từ đỉnh đầu tui xuống đó! Thương bạn biết bao nhiêu!

N, Q, CP nghe chúng tôi líu lo (cứ y như mình còn là những chàng trai, cô gái đôi mươi) chỉ cười, thỉnh thoảng "hello"!!! Các câu chuyện kiểu như vậy tiếp nối nhau, không cần thứ tự, mà vẫn rất hấp dẫn. Dường như chúng tôi tranh nhau nói. Gần 22g, có một điều quan trọng, sợ sẽ quên rồi hối tiếc: hẹn cho lần gặp sau. HQ sẽ nhận nhiệm vụ và nhất định sẽ mời thêm anh Bách-chị Diệp (hàng xóm mà!). Đúng là phải “hối hả yêu thương nhau”, quỹ thời gian của chúng ta không còn nhiều, các bạn ơi!

Chúng tôi chia tay khi Saigon đã bắt đầu thưa vắng xe cộ. Những người bạn, trong thành phố về đêm, tiếp tục suy nghĩ về “những ngày xưa thân ái”. Cám ơn cuộc họp mặt không cần tuyên bố lý do mà vẫn tràn đầy tình cảm và ý nghĩa. Cám ơn, doanh nhânđã tài trợ, à không, bạn đã có tên mới “gian nhân”, chúng tôi đặt cho bạn, chỉ thấy bạn cười, không nói “hello” và “gian nhân” vui vẻ hứa sẽ tiếp tục chiêu đãi các “giai nhân”!

Cuộc đời muôn màu, muôn vẻ, chúng tôi đã chia tay nhau gần 40 năm để sống với cuộc đời riêng của mỗi người, nhưng khi gặp lại, chúng tôi vẫn hồn nhiên, vô tư, bỏ qua mọi hòn sỏi, hạt sạn vốn có để mãi mãi giữ được những tình bạn sáng trong. Và sau mỗi lần họp mặt, còn nghe đâu đó những tiếng cười, những kỷ niệm, những buồn vui, nhẹ nhàng gõ vào tim những nhịp xao xuyến, rộn ràng, hối hả để thương yêu nhau.

28-4-2012

Cỏ May

Photobucket


Đọc tiếp ...

Thứ Tư, 25 tháng 4, 2012

(100) Một bài viết đặc biệt ...


Trong khi Người Văn Khoa đang ngẫm nghĩ làm thế nào để đánh dấu con số 100 cho những entries trên Góc nhỏ Văn Khoa thì nhận được email kèm theo bài viết này.
Thực là thú vị.
Xin hân hạnh giới thiệu với mọi người một vài suy nghĩ đậm chất nghiên cứu của bạn Huỳnh Như Phương - Người Văn Khoa đặc biệt!


Sách ở miền Nam trước 1975 được tái bản


Photobucket


      Theo một ghi nhận chưa đầy đủ, từ 1975 đến nay đã có khoảng 150 nhà văn, nhà nghiên cứu phê bình, dịch giả hoạt động ở các đô thị miền Nam, chủ yếu là Sài Gòn, có sách được tái bản trong nước. Trong số đó có những người còn sống, những người đã mất và một số ít hiện định cư ở nước ngoài.

      Như vậy là, mặc dù hoàn cảnh ra đời rất phức tạp của nó, lại phải chịu nhiều nghi kỵ và ngộ nhận, một phần di sản văn hóa giai đoạn đó vẫn tiếp tục tham dự và đóng góp vào đời sống tinh thần hiện nay của đất nước.

      Dịch thuật là lĩnh vực mà những cây bút ở miền Nam trước đây có thành tựu rõ nhất. Nhiều kiệt tác văn học thế giới ở phương Đông và phương Tây của các tác gia lớn như L. Tolstoi, F. Dostoievski, B. Pasternak, A. Solzhenitsyn, N. Kazantzakis, A. Gide, J.-P. Sartre, A. Camus, E. Hemingway, E. M. Remarque, H. Hesse, Lỗ Tấn, R. Tagore, Y. Kawabata… đã được xuất bản khá sớm ở miền Nam và nay được tái bản. Điều thú vị là độc giả miền Nam đã từng biết đến cả tác phẩm của những nhà văn có tinh thần cách mạng như M. Gorki, M. Sholokhov, P. Abrahams… So với các lĩnh vực khác, việc tái bản sách dịch thuật thời gian qua tương đối dễ dàng hơn cả.

      Kế tiếp là mảng sách nghiên cứu về văn hóa, văn học, triết học, lịch sử: nhiều công trình khảo cứu công phu và đồ sộ đã được tái bản không chỉ một lần. Đến các hiệu sách hiện nay, ta vẫn có thể thấy bày bán sách khảo cứu của Nguyễn Hiến Lê, Giản Chi, Nguyễn Duy Cần, Nguyễn Đăng Thục, Nhất Hạnh – Nguyễn Lang, Toan Ánh, Vương Hồng Sển, Lý Chánh Trung, Nguyễn Văn Trung, Trần Thái Đỉnh, Lê Tôn Nghiêm, Trần Văn Toàn, Thanh Lãng, Nguyễn Văn Xuân, Quách Tấn, Nguyễn Thế Anh, Nguyễn Văn Hầu, Phạm Thế Ngũ, Bằng Giang, Bùi Đức Tịnh, Nguyễn Khuê, Huỳnh Phan Anh, Đặng Tiến, Huỳnh Văn Tòng…

      Có lẽ phức tạp và tế nhị nhất là việc xin phép tái bản mảng sáng tác văn học, từ thơ đến văn xuôi. Nếu thời gian đầu chỉ có những tác giả được xếp vào “khuynh hướng văn học yêu nước và tiến bộ” (Á Nam Trần Tuấn Khải, Vũ Hạnh, Sơn Nam, Võ Hồng, Bình Nguyên Lộc, Vũ Bằng…) được ưu tiên tái bản, thì cho đến nay ngày càng có nhiều nhà văn, nhà thơ được tái ngộ với bạn đọc: Đinh Hùng, Nguyên Sa, Bùi Giáng, Trụ Vũ, Phạm Công Thiện, Nguyễn Vỹ, Thế Phong, Phạm Thiên Thư, Hoài Khanh, Tuệ Sỹ, Hoàng Trúc Ly, Mường Mán, Hoàng Ngọc Tuấn…

      Có thể nói, hơn 35 năm qua, nhiều nhà nghiên cứu và người làm xuất bản có tâm huyết đã cố gắng ghi nhận, sưu tầm, giới thiệu những đóng góp đáng quý đó cho kho tàng văn hóa dân tộc. Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân, việc làm đó chưa thật hệ thống và đầy đủ.

      Trong thời điểm hiện nay, xúc tiến việc tập hợp, tuyển chọn những tác phẩm, công trình có giá trị là việc làm đúng lúc và cần thiết, không chỉ để cung cấp tài liệu cho các nhà nghiên cứu mà còn góp phần làm phong phú và đa dạng đời sống tinh thần của đất nước.

      Với khoảng cách hơn một phần ba thế kỷ, người đọc đã có đủ độ bình tâm và khách quan để nhìn nhận và đánh giá những mặt tích cực và những mặt hạn chế của các hiện tượng văn hóa, văn học giai đoạn ấy. Những tác phẩm được công bố như đã nói trên đây và những cuộc thảo luận sâu rộng về những hiện tượng ấy cho phép chúng ta khẳng định rằng không ít tác phẩm mang phẩm cách dân tộc, tinh thần nhân đạo và giá trị nghệ thuật theo hướng cách tân và hiện đại đã xuất hiện trong một thời buổi nhiễu nhương của miền Nam.

      Văn hóa dân tộc thời kỳ nào cũng có những giá trị, nhiều khi ẩn khuất dưới bề mặt của những hiện tượng xô bồ, phức tạp. Với tinh thần khách quan, công bằng, người làm xuất bản cần phải “gạn đục khơi trong”, tìm cách làm sống lại những thành tựu đặc sắc và đưa vào bối cảnh mới của đời sống văn hóa. Việc tái bản này đòi hỏi một cách làm chuyên nghiệp, thận trọng, coi trọng “văn hóa xuất bản” thì mới giữ uy tín và có sức thuyết phục. Trong quá khứ đã từng có hiện tượng đề cao quá đáng những cuốn sách tầm thường; cũng có trường hợp in sót hay in sai tên tác giả, dịch giả và không thực hiện chế độ tác quyền.

      Hiện nay, dân tộc ta đang đứng trước nhiều thử thách trong sự nghiệp bảo vệ và xây dựng Tổ quốc. Nhìn nhận văn học quá khứ một cách công bằng và khách quan sẽ góp phần hòa giải và hòa hợp dân tộc, phát huy các nguồn lực vật chất và tinh thần để đương đầu với mối hiểm họa từ bên ngoài.

      Giới trí thức sáng tạo ở thời kỳ nào cũng có những đại biểu cho tinh thần dân tộc, cho tinh hoa văn hóa và ngôn ngữ dân tộc. Trước những hoàn cảnh nghiệt ngã của lịch sử, có thể có những hiện tượng chao đảo, ngả nghiêng, cũng là dễ hiểu. Nhưng cội rễ của văn hóa dân tộc luôn ăn sâu vào mọi tâm hồn Việt Nam. Chính nhờ thế mà dân tộc ta mới trường tồn và thống nhất như ngày hôm nay. Tình yêu đất nước, tình yêu con người, tình yêu đối với văn hóa dân tộc, đối với tiếng Việt là một thước đo để thẩm định những giá trị tinh thần trong quá khứ.

 

HUỲNH NHƯ PHƯƠNG



Đọc tiếp ...

Chủ Nhật, 22 tháng 4, 2012

(99) "Người về một giờ một thêm đông..."

Một niềm vui bất ngờ và thú vị:
Bạn Huỳnh Như Phương - một trong những Người Văn Khoa Trẻ vừa gửi về cho Góc Nhỏ Văn Khoa bài viết mới toanh về một vấn đề cũ mà luôn mới gắn liền với kỉ niệm ngày thơ: sách và bạn nhỏ ở quê xa.
Trong những bạn bè Văn Khoa còn gặp và liên lạc với nhau đến giờ này, có lẽ mỗi Huỳnh Như Phương là còn gắn trực tiếp với ngôi trường thân thương: bạn hiện là
Giáo sư Tiến sĩ, trưởng bộ môn Lý luận và phê bình văn học của trường ĐH KHXH&NV.
Mời mọi người cùng nghe Phương nói chuyện nhé!



   Đưa sách về vùng xa

          Thị trấn Đồng Cát quê ngoại của tôi thời thơ ấu là hai dãy phố nghèo hiu quạnh, gồm những cửa hiệu tạp hóa và vài quán ăn nhỏ nối liền nhau bên cổng chợ.

          Một buổi chiều muộn, khi đạp xe ra phố mua dầu lửa thắp đèn, một cậu học trò tiểu học bỗng thấy vài cuốn truyện cũ mỏng tang nằm lẫn trong những quyển vở và giấy tập bán trong cửa hàng. Cậu cầm lên: một cuốn truyện dịch có tên Cánh buồm trên biển cả và một truyện ngắn của Nam Cao có nhan đề Nụ cười in trong tủ sách Hoa mai của NXB Cộng Lực.

Photobucket

        Đó là hai tác phẩm văn học đầu tiên mà tuổi thơ tôi được đọc. Cuốn đầu mở ra giấc mơ phiêu lãng của một chàng trai, theo vệt sóng những con tàu mà đặt chân đến những cửa biển và chân trời xa lạ. Cuốn thứ hai gợi lên cách sống điềm tĩnh, lạc quan, dũng cảm chấp nhận nghịch cảnh của một cậu bé mồ côi cả cha lẫn mẹ. Cánh buồm trên biển cả sau rồi được góp cho tủ sách trường tiểu học Đức Vinh theo lời kêu gọi của thầy giáo, nên tôi không còn nhớ tên tác giả và dịch giả. Riêng Nụ cười thì được giữ mãi đến khi tôi vào đại học và gửi cho thầy Hà Minh Đức để bổ sung vào tập truyện ngắn Nam Cao.

        Những năm chiến tranh, thị trấn quận lỵ của chúng tôi không hề có hiệu sách. Thèm sách đọc, tôi phải đi xe lam ra thị xã Quảng Ngãi cách nhà hơn 20 cây số. Hai hiệu sách quen thuộc là Thanh Tịnh và Đồi Non – Hoa Sen, dù đường sá cách trở và không an toàn, vẫn nhập về từ Sài Gòn nhiều sách hay, cả những kiệt tác văn học thế giới được dịch ra tiếng Việt. Thời trung học, tôi được đọc L. Tolstoi, I. Andritch, Oe Kenzaburo, Ch. Achebe, A. Paton…là nhờ mua ở những hiệu sách đó.

           Lớn lên, tôi đi xa nhiều năm trở về, thị trấn quê nhà đã có tiệm sách nhưng hầu như chỉ bán sách giáo khoa và văn phòng phẩm. Những học trò mê sách văn học như chúng tôi thời xưa muốn có sách đọc vẫn phải đi ra thị xã, nay đã được nâng cấp lên thành phố. Hai thương hiệu Đồi Non – Hoa Sen và Thanh Tịnh còn đó sau nửa thế kỷ nhưng mặt bằng thu hẹp lại, sách báo bán cùng với những mặt hàng tạp hóa. Cửa hiệu nhiều sách nhất giờ nằm trong thương xá lớn của thành phố.

Photobucket

        Con đường đưa sách đến các làng quê xa xôi vẫn còn rất nhiêu khê. Mỗi lần về quê, tôi lại thấy ánh mắt các cháu tôi sáng rực lên khi nhận những cuốn sách mua từ thành phố. Thư viện các trường học nghèo lắm, ngoài sách giáo khoa, chỉ có sách tham khảo để luyện thi, những tác phẩm văn học dạy trong nhà trường và một ít truyện tranh. Miếng ăn còn chưa no, tiền học còn thiếu, nói chi đến văn chương xa vời.

           Thỉnh thoảng đọc báo thấy tin những doanh nhân, nhà văn, nhà hoạt động xã hội thực hiện các dự án đưa sách về vùng xa. Có những tủ sách gia đình ở nông thôn mở cửa cho học trò và bà con nông dân đến đọc sách sau giờ học, sau buổi làm đồng. Gần đây một thư viện công có sáng kiến lập tủ sách lưu động, chở sách về vùng quê, vùng núi phục vụ người đọc. Quả là những việc làm tuyệt vời.

          Nhưng có lẽ các cơ quan xuất bản và phát hành sách vẫn là nơi được trông mong nhất trong việc khắc phục cơn khát sách ở vùng xa. Nếu nghĩ đến người đọc mà không quá đặt nặng lợi nhuận vì phải tốn chi phí vận chuyển, thì sẽ có cách làm cho đường đi và sức lan tỏa của sách rộng dài hơn chứ không chỉ loanh quanh ở các thành phố lớn, nơi sách có thể tiêu thụ và thu hồi vốn tương đối dễ dàng.

          Đêm cuối cùng ở Hội sách TP HCM năm 2012, dạo qua các quầy sách đang tung ra giảm giá đến 50% những cuốn truyện thật hay, tôi bỗng ước ao lúc này được nắm tay mấy đứa cháu của mình đưa đến nơi đây. Những em bé ở vùng quê xa ngày hôm nay chắc cũng không dễ gì có được niềm vui bất ngờ như tôi ngày xưa khi gặp Nụ cườiCánh buồm trên biển cả!


Photobucket

 

HUỲNH NHƯ PHƯƠNG

14 tháng 4 2012


Đọc tiếp ...

Thứ Ba, 17 tháng 4, 2012

(98) "Những người muôn năm cũ..." (3)


Apr 13, '12 12:43 PM
for everyone

    

Photobucket

Những ngày tháng 4 lại nhớ đến anh Lê Quang Lộc (6 Qúy).

Anh là Chủ tịch ban chấp hành Sinh viên Văn Khoa niên khóa 67-68.Tin anh hy sinh tối 14.4.75 tại Hóc Môn làm bạn bè thảng thốt, không tin đó là sự thật. Tôi rời Thành Đoàn tháng 2/75 nên hay tin muộn. Năm đầu sau giải phóng bạn bè hẹn nhau đi viếng mộ. Mọi người xúc động nhìn nấm mộ tâp thể, anh cùng 4 chiến sĩ, do bà con địa phương chôn vội. Vợ anh, chị Huỳnh Quan Thư nói trong nước mắt: để anh nằm chung với đồng đội cho ấm áp.

Giây phút mặc niệm, bao nhiêu kỷ niệm về anh sống dậy.

Nhớ anh những năm 65, 66, 67 cùng nhau ra sức xây dựng các nhóm học tập tại trường, tạo uy tín trong Sv để đến niên khóa 67-68 lực lượng tiến bộ đã nắm đại diện 32/33 chứng chỉ. Nhớ anh khi ra tranh cử ban chấp hành SVVK, với những câu đối đáp chân thật, nhạy bén, sắc sảo, thông minh, cương nghị đã đem đến thắng lợi sát sao trong vòng vây hãm của bạo lực. Nhớ anh, sáng mùng 1 tết Mậu Thân, phố xá vắng tanh, đứng trước trường Văn Khoa bên cạnh banderole lớn với dòng chữ "thân mời các bạn Sv tham dự hội trại mừng chiến thắng Đống Đa tại Thảo Cầm Viên".

Nhớ anh những ngày sau đó tất bật tổ chức cứu trợ đồng bào tại trung tâm Viện Ung Thư. Một hôm anh rủ tôi về nhà anh Lê Quang Hiền ăn cơm. Hình như anh muốn nói điều gì? Mấy ngày sau tôi hay tin anh thoát ly vào chiến khu tham gia Liên Minh Dân Tộc Dân Chủ và Hòa Bình.

Có những cuộc chia tay mà người đi phải nén lòng với bao điều muốn nói. Tháng 7/73 tôi được trao trả tại Lộc Ninh. Sau tết 74 tôi về lại Thành Đoàn. Có lẽ tổ chức còn cân nhắc công tác của tôi nên tôi phải "ngăn cách", ở riêng và che mặt khi ra ngoài. Một buổi trưa tôi xuống bếp ăn, tình cờ gặp anh đang khoác tấm đắp, lạnh run, ngồi sưởi cạnh bếp. Câu chuyện hàn huyên cứ bị gián đoạn bởi những cơn sốt rét. Nhìn nụ cười anh lúc đó sao mà xót. Tôi không ngờ đó là lần cuối gặp anh.

Anh Lộc ơi, chiều nay tôi đọc lại quyển "Tuổi trẻ dấn thân". Cuộc đời anh qua hồi ức của bạn bè gợi lại bao suy nghĩ. Tình yêu của anh với chị Thư biết bao cảm xúc. Ngày mai bạn bè làm đám giỗ anh và 5 Trí. Các anh đã sống xứng đáng, không phí hoài tuổi thanh xuân.

Có một thời tuổi trẻ Sài Gòn như vậy.

Photobucket

                                               13.4.2012

Nguyễn Tuấn Kiệt

http://nguyentuankiet.multiply.com/journal/item/18


5Lời bìnhChronological   Reverse   Threaded
quenguyenthanh wrote on Apr 13
Tháng tư, tháng có nhiều ngày giỗ. Xin cho em gởi những nén tâm hương đến anh Lộc, anh 5 Trí và các anh chị bè bạn đã hi sinh trong những ngày tháng tư ...
giaminh03 wrote on Apr 13
Chiến tranh đi qua, có rất nhiều cuộc chia tay vĩnh viễn, nhưng những cuộc chia tay tháng 4/75 thật xót lòng, lẽ ra còn chút xíu nữa chúng ta không mất nhau.
btthuy wrote on Apr 14, edited on Apr 14
Thành tâm tưởng nhớ các anh chị, bè bạn, tuy chưa lần gặp mặt nhưng vẫn biết bao thân thương. Ở cõi vĩnh hằng, chắc chắn các anh chị em rất vui khi biết, đến bây giờ, chúng ta vẫn chung một mái nhà để được hàn huyên, sẻ chia.
thunhan wrote on Apr 15
Ở những ngày tháng Tư năm xưa, em cứ tưởng là sẽ không còn có dịp gặp lại các anh chị em bè bạn Văn Khoa!
Nhưng không phải, đã gặp và còn hơn thế - thân tình lại đậm thắm hơn xưa.
Chúng ta đã có những ngày tươi đẹp. Em nghĩ người đi xa đã ấm lòng, anh ạ.
quanthu wrote on Apr 16
Bạn Kiệt ko dự lễ giỗ, nhưng có chị Cả đại diện. Bài viết ngắn nhưng cảm động, cám ơn bạn nhé!
Sau lễ giỗ, nhiều bạn nói, Sáu Quý, Năm Trí ở bên kia chắc là vui lắm, vì bà con anh em về đông đủ, thân thiết như 40 năm trước, và có nhiều người bạn không bao giờ vắng mặt. Mình xúc động và vui lắm.
Đọc tiếp ...

(97) "Những người muôn năm cũ..." (2)

 
Apr 12, '12 12:03 PM
for everyone


Photobucket


Tháng 4 về, nhiều cảm xúc.

Đã 37 năm, thật đáng sợ thời gian.

Cảm xúc đưa tôi về hồi ức 2 sinh viên,cán bộ Thành Đoàn khu SG-Gia Định hy sinh vào những ngày cuối của cuộc chiến.

Tôi không gắn bó công tác nhiều với Hồ Trọng Quý (5 Trí). Quý quê Q.Nam, thấp người, gương mặt "búng ra sữa". Quý là con trai duy nhất. Cha hy sinh khi Quý còn trong bụng mẹ. Quý học Đại học Khoa Học, thoát ly vào chiến khu năm 72.

Năm 74 các đơn vị Thành Đoàn lần lượt chuyển về đứng chân ở Long Khánh. Thỉnh thoảng trên đường đi công tác anh em gặp nhau, thăm hỏi vài câu rồi chia tay.

Tháng 2/75 tôi chuyển về ban Tuyên Huấn Thành Ủy.

Tháng 3/75 đơn vị trên đường chuyển cứ về Mỹ Tho thì được lệnh quay về hướng SG. Tôi được giao nhiệm vụ về thành phố bằng đường công khai. Chụp hình làm căn cước giả, được trang bị 2 bộ quần áo nội thành, tôi và 2 chiến sĩ bảo vệ hăm hở lên đường.

Tháng 4/75 các đơn vị rầm rập hướng về SG. Đi theo trạm giao liên nên cũng bị "tắc đường". Tôi nằm gần 1 tuần ở trạm chờ giao liên đưa vô SG. Cuối cùng được báo tình hình rất căng, không thể đi hợp pháp được. Nhìn các đơn vị bạn lần lượt lên đường lòng tôi như lửa đốt. Cuối cùng, sau khi cự cãi quyết liệt, trưởng trạm giao liên phải đồng ý cho chúng tôi "bám đuôi" các đoàn bạn"tiến về SG".

Một buổi chiều chúng tôi dừng chân, nấu cơm ăn sớm, chuẩn bị ngủ vì trời sụp tối là muỗi rất ghê, đốt đau điếng. Tôi đang vấn điếu thuốc rê, thấy Quý dẫn đầu đòan quân đi qua. Tôi mừng quýnh vì lâu lắm mới gặp lại cánh Thành Đoàn. Tôi gọi lớn:

 - Nghỉ đi 5 Trí ơi, chiều tối muỗi lắm.

Đoàn quân vẫn đi, Quý ngoái lại cười và nói:

 - Gần về tới SG rồi anh hai ơi, nôn quá, ráng đi thêm chút nữa.

  Quý hy sinh ngày 29.4.75 vừa quá tuổi đôi mươi. 37 năm qua, không cứ đến tháng 4, những lúc buồn phiền tôi lại nhớ các bạn đã hy sinh. Câu nói của Quý luôn là nỗi ám ảnh. Chúng tôi, những sinh viên SG, vứt áo thư sinh, lãng mạn, ngạo nghễ, xem cái chết nhẹ tựa lông hồng, dấn thân vào cuộc chiến khốc liệt, ai mà không mơ 1 ngày trở về thành phố thân yêu.

Năm 1981, khi viết ca khúc "Cho thành phố hôm nay" những người bạn đã hy sinh trong đó có Quý đã gợi cho tôi viết câu này: "Thành phố tràn yêu dấu, ra đi ngày nắng xuân, nhớ áo trắng xuống đường hòa súng xa chiến dịch".

Cám ơn đời, cám ơn Quý, cám ơn  bạn bè, nhớ nhiều, nhiều lắm những ngày tháng 4.

Photobucket

Nguyễn Tuấn Kiệt

http://nguyentuankiet.multiply.com/journal/item/16

Attachment: Cho TP hom nay.Tram Tu ca.Dpt.Tr.T.Mai.mp3


6Lời bình
quenguyenthanh wrote on Apr 12
Em không biết anh Quý. Nhưng chia sẻ với anh cảm xúc những ngày này. Thật là buồn nhớ những bạn bè đã không còn ...
giaminh03 wrote on Apr 13
Tháng 4 có rất nhiều kỷ niệm. Cám ơn anh nhắc lại những ngày qua!
trucchi49 wrote on Apr 14
toi ko nho lai qua khu ,ko mo mong ve tuong lai , chi song voi hien tai de do~ fien na~o..ma van chua duoc thanh than?
btthuy wrote on Apr 14
Những entries về tháng 4 và về chị Tô Thị Thủy, mang về blog nguoivankhoa để nhiều người được biết và chia sẻ nghe anh.
btthuy wrote on Apr 14
toi ko nho lai qua khu ,ko mo mong ve tuong lai , chi song voi hien tai de do~ fien na~o..ma van chua duoc thanh than?
Bạn yêu ơi, phiền não hay không là do mình tự biết giải thoát, chứ cuộc đời, dĩ nhiên, vẫn còn đó, lắm nỗi truân chuyên!
Mừng khi bạn tái xuất hiện.
NVK xin mấy bài này mang về Góc Nhỏ, anh ạ.

Đọc tiếp ...

Thứ Hai, 16 tháng 4, 2012

(96) "Những người muôn năm cũ..." (1)

Có lẽ chúng ta sẽ không ngậm ngùi mà rằng :
"Những người muôn năm cũ
Hồn ở đâu bây giờ?"
Bởi,
Trong miền nhớ của những người ở lại,  người đi xa - cho dẫu đến bao lâu - vẫn còn nguyên kí ức tròn đầy, tươi mới.
Người Văn Khoa xin đưa về đây những lời thương nhớ của anh Nguyễn Tuấn Kiệt về các anh chị : Tô Thị Thủy, Hồ Trọng Quý, Lê Quang Lộc như một nén tâm hương ...



Feb 16, '12 11:23 AM
for everyone


Photobucket


Sáng nay 25.1 âm lịch, bạn bè phong trào đấu tranh SVHS Sài Gòn trước 1975 đưa tang chị Tô Thị Thủy. Nhớ lại 25.5.70, do đòi hỏi quyết liệt của phong trào, chính quyền SG phải đưa nhóm 5 SV Long-Tòng-Kiệt-Lợi-Trí từ chuồng cọp Côn Đảo về SG. Sau 1 ngày tiếp tục giam giữ, thúc ép chúng tôi ký giấy không đấu tranh nữa sau khi ra tù không được, tổng nha cảnh sát phải cho taxi mật vụ đưa chúng tôi về nhà.

Đề phòng bị bắt "nguội" sau khi được thả, chúng tôi không về nhà mà cùng xuống xe ở đường Nguyễn Trãi, vào nhà 1 gia đình cơ sở của anh Cao Lợi. Tin chúng tôi tự do nhanh chóng lan ra. Khoảng 30 phút sau, 1 nhóm SVHS đấu tranh chạy đến, tôi gặp Thủy lần đầu như vậy.

Anh Lợi dĩ nhiên là người vui nhất vì Thủy là người yêu của anh trước khi anh bị bắt. Chuyện hàn huyên thật cảm động. Các bạn vui mừng nhưng vô cùng căm phẫn khi nghe chúng tôi kể chỉ đôi điều về sự hành hạ dã man trong chuồng cọp. Chúng tôi bất ngờ về sự lớn mạnh của phong trào.

Thủy hỏi:

- Anh Kiệt sáng tác bài "Rồi hòa bình sẽ đến" phải hông? Anh em xuống đường, sinh hoạt hát bài của anh quá chừng.

Tôi ngạc nhiên về câu hỏi đó. Bài Tin Tưởng ca mà sau này mọi người cứ gọi là bài "Rồi hòa bình sẽ đến" được viết trong Tổng tiến công Mậu Thân 1968.Tôi có hát cho vài bạn nghe tại trung tâm cứu trợ Chi Lăng 1. Không biết ai đã phổ biến bài hát, nhưng với tôi, câu hỏi đem đến xúc động lạ lùng. Khi nghe Thủy mất, kỷ niệm về lần gặp đó sống lại như mới ngày hôm qua.

Đến viếng Thủy, anh Lợi nắm chặt tay tôi không nói gì. Tôi cũng không biết an ủi anh thế nào trước mất mát quá lớn. Một bạn tù nói nhỏ với tôi.

- Hôm nay nó đỡ rồi. Tối qua ai đến viếng nó chỉ ôm và khóc.

Thủy nằm trong áo quan, nét mặt thanh thản. Nhìn di ảnh Thủy tôi chạnh lòng nhớ lại cô chủ tịch Ban đại diện sinh viên Đại học Sư phạm ngày nào, nữ tính, xinh đẹp nhưng hùng biện, xông xáo và quyết liệt trong đấu tranh. Tôi chợt nhớ 2 câu thơ nói về những nữ chiến sĩ cách mạng trong tù:

          Giữa dòng thác đổ nghiêng trời đất

          Nhưng cánh hoa kia vẫn ngược dòng

Photobucket

Những cánh hoa ngược dòng như Thủy và biết bao cánh hoa ngược dòng khác trong phong trào đấu tranh SVHS Sài Gòn đã tô điểm cho thành phố này những gam màu lộng lẫy, độc đáo.

Sáng nay sau khi hạ huyệt, anh Lợi nói trong nước mắt những gì bạn bè không ai nghe rõ. Nhưng tất cả, tất cả chia sẻ với anh nỗi đau xé lòng.

Cuộc đời anh nhiều uẩn khúc chưa giải mã.

Cuộc đời Thủy nhiều truân chuyên.

Tôi đã viết trong sổ tang: Mong anh bình tâm, mong Thủy an nhiên về thế giới của những người hiền.

http://nguyentuankiet.multiply.com/journal/item/15


4Lời bình
quenguyenthanh wrote on Feb 16
Đọc bài viết của anh, em thật là buồn, tiếc thương chị Thủy. Có phải nhà chị ấy ở đường Bạch Đằng không vậy anh?
giaminh03 wrote on Feb 16
Một nén hương lòng tưởng nhớ chị Tô Thị Thủy!
Tụi em "Những người Văn Khoa trẻ" chỉ nghe tên nhưng chưa gặp chị ấy. Đọc entry cảm động này biết thêm về những anh chị lớp trên và cũng rất nhớ bài "Rồi hòa bình sẽ đến...". Em cũng hay gọi tên bài hát này như vậy.
thunhan wrote on Mar 3
Trở thành "người muôn năm cũ" nhưng chị vẫn còn trong niềm nhớ của những ai từng quen biết.
Em cũng không biết chị Thủy. Nhưng có hề gì phải không? Bởi vì những người như chị sẽ còn mãi trong tình nhớ của chúng ta!
btthuy wrote on Apr 14
Em cũng không biết chị Thủy, chỉ nghe tên và đã "biết" chị, một cánh hoa ngược dòng, qua entry này.









Đọc tiếp ...

Chủ Nhật, 15 tháng 4, 2012

(95) Nỗi niềm Tháng Tư ...

Nhân ngày giỗ Liệt sĩ Lê Quang Lộc

15/4/1975 - 15/4/2012
 
Đã bao lâu, từ một ngày Tháng Tư năm ấy?
Có lẽ chị không đếm, nhưng tháng ngày cứ trôi đi trong sự ghi khắc đinh ninh ...

Đã bao lần, chị cố nén lòng, nuốt nước mắt vào trong?
Có lẽ chị không nhớ, bởi nó nhiều như mỗi ngày trôi đi, từ bình minh đến hoàng hôn và suốt đêm dài ...

Đã bao ngày, nhìn con nhỏ mà ước có anh cùng đi suốt cuộc đời?
Có lẽ chị không dám ước ao vì thực tế mất mát hiển hiện lạnh lùng như một mặc định của cuộc đời ...

...

Là chị 
Người mà ai gặp một lần đều khó quên vì sự chân tình rất đỗi miền Tây
Người mà thoạt nhìn, khó tưởng tượng chị đã mạnh mẽ đi trọn cuộc đấu tranh khốc liệt cùng anh em đồng chí, qua hết chặng đường gian lao ... để bây giờ, thi thoảng ôn lại những ngày qua, bùi ngùi về những nỗi mất còn...

Là chị
Ngày Tháng Tư năm ấy '' Giữa niềm vui lớn lao của đất nước và cái buồn đến chết điếng trong lòng, nước mắt nào tôi mừng ngày chiến thắng, nước mắt nào tôi khóc cho người chồng, người đồng chí quá đỗi yêu thương?"

Là chị 
Những năm tháng một mình chèo chống cho đến ngày bọn trẻ lớn khôn ...
Những khoảng tạm gọi là thư thả, ngoái nhìn lại con đường đã qua ...
Những khúc nôi từng trải ...
Những niềm vui nho nhỏ ...
Những thoáng lặng ưu tư ...

Đại tỷ Quan Thư,
Ngày Tháng Tư năm nay, chúng ta đã có một góc nhỏ này để ghé về chuyện vãn cùng nhau, Người Văn Khoa gửi đến chị lời thương mến: Anh Lộc vẫn còn đây, bên chị, bên anh em đồng chí như những ngày xưa. Chị hãy vui vì chắc chắn rằng anh đã rất hài lòng về người vợ yêu của mình mấy chục năm qua.

Ngày giỗ anh hôm nay,
Người Văn Khoa thành kính đốt nén tâm hương, mong anh thanh thản cõi ấy, cõi này mong chị vui sống vì anh và cho cả phần anh.

Đại tỷ Quan Thư ơi,
Cứ an nhiên như thế này, nhé chị thương.


 Photobucket
Đọc tiếp ...

Thứ Năm, 5 tháng 4, 2012

(94) Có một ngày Tháng Tư...

 






Tháng Tư năm nay, Góc Nhỏ Văn Khoa mừng ngày sinh của một Người Văn Khoa tài hoa: Em Gióheomay ...

Một ngày, chị TN biết em là Người Văn Khoa, mừng chi mà kể. Đó là hồi còn Yahoo360.
Mấy lần chị dự họp mặt VK, khoe trên blog, em bảo "Sao em đến giờ này vẫn không gặp được người bạn cũ nào". Ý nghĩ rủ rê em gia nhập nhóm VK  lóe lên từ đấy.
Và rồi Hội Dã Quỳ chính là dịp đẹp nhất để
em về GNVK - điều tất nhiên phải thế.
Nhớ lại những ngày đầu mở góc nhỏ này, Gió đã vất vả bao nhiêu! Nào chọn nhạc nền, chọn theme, làm banner...việc gì Gió cũng nghe mấy chị .... kêu réo...

Và, dù bận bịu đến đâu, em cũng  hết lòng hỗ trợ. Chỉ phải tội mấy anh chị "yamahavu" cứ lâu nhớ mau quên, Gió vẫn ân cần...




Khi đã tạm quen với ... sự vận hành của Multi, các chị bắt đầu ... dạo xóm. Nhà Mul của Gió có lẽ là ngôi nhà mà các anh chị Văn Khoa lớn ghé nhiều nhất, comments cho Gió cũng nhiều nhất, ân tình và đồng cảm nhất ... lời mộc mạc chân tình của chị Minh An, lời thâm trầm sâu sắc của chị Thanh Quế, lời rưng rưng đồng cảm của chị Cỏ May ... và chị Thu Nhân thì cứ áy náy sao mình chậm đưa em về "nhà" thế!

Để rồi, một ngày đẹp trời nọ, chị Minh An đã "ngộ" ra một điều cực kì chí lí khi gọi Gió là "Văn Khoa chi bảo"


Có thế chứ! Cô em gái Văn Khoa đời 72 xứng đáng với cách gọi yêu đó.


 

 6-4   
Mừng Sinh Nhật em Gióheomay,  
Các anh chị gửi đến Gió Lời Ân Tình Yêu Dấu: 
 
An Nhiên đi giữa cuộc đời
Mỗi Ngày Thêm Một Nụ Cười Mến Thương






Tháng Tư,
cũng xin ghép vào đây

lời chúc mừng
của Người Văn Khoa
đến tất cả các bạn xa gần:

HAPPY BIRTHDAY








HAPPY FOREVER




Đọc tiếp ...