Thứ Hai, 24 tháng 9, 2012

(111) Có những ngày tháng Chín

 

Những ngày Tháng Chín lại về nơi Góc nhỏ này,
 
lúc không chỉ Người VănKhoa mà bao nhiêu là bạn bè xóm Mul đang nháo nhào kiếm đất cất nhà để "tùy nghi di tản"...

Những ngày Tháng Chín lại về nơi Góc nhỏ này,

lúc mà việc dọn nhà Văn Khoa đã cơ bản là xong, và sau những ngày vất vả, em gái VK Minh An đang vi vu săn ảnh ruộng bậc thang vào mùa tít ở đâu đó Sapa hay Hà Giang Mèo Vạc, và hứa sẽ tổ chức Sinh Nhật cho Hải Hội nơi phố núi mờ sương...

Những ngày Tháng Chín lại về nơi Góc nhỏ này,

lúc mà "VK trẻ" Cỏ May cũng tất bật giúp con gái dọn nhà - về một cái tổ rộng rãi hơn, xinh xắn hơn, và cũng đang lúc biết rất rõ ngày ngày khi đi làm về sẽ vắng bóng cháu ngoại Miki lẫm chẫm chạy theo ôm chân Bà Ngoại líu lo bao chuyện...

Những ngày Tháng Chín lại về nơi Góc nhỏ này,

lúc mà các bạn Trúc Chi, Hoàng Hương, Kim Diệp đang vất vả với nhà MOP mới tậu, lúc mà Anh Chị Kiệt-Tuyến, chị Lá Cỏ Hồng cũng đang chờ "tân gia" nhà MOP của mình...

Nhưng Người Văn Khoa vẫn nhớ,

Những ngày Tháng Chín lại về nơi Góc nhỏ này,

Để mừng Sinh Nhật của Hoàng Hương, Hải Hội, Cỏ May...

* Hoàng Hương ơi,
Người Văn Khoa vẫn nhớ mãi những cách hoa hồng bằng giấy của những ngày xa xưa đó, những ngày mà chúng ta mới chân ướt chân ráo bước vào cổng trường Đại Học Văn Khoa với bao nhiêu là bỡ ngỡ với những giảng đường to rộng, với không khí sinh hoạt và học tập khác xa thời trung học; bao nhiêu là náo nức sôi nổi với không khí cũng những ngày tranh đấu bên anh em, bạn bè; bao nhiêu là ngậm ngùi đau xót khi lần lượt nhìn bạn bè anh em bị bắt bớ, tra khảo, tù đầy...
Người Văn Khoa nghĩ rằng, phải hạnh phúc lắm, phải may mắn lắm, chúng ta giờ đây vẫn còn có nhau - sau hơn bốn mươi năm với nhiều dâu bể cuộc đời.
Nên, mừng Sinh Nhật Hoàng Hương với nhiều hoài niệm, chúc bạn mình VUI VẺ, AN NHIÊN.

Photobucket

* Hải Hội thương mến,
Từ bao lâu rồi, lâu lắm rồi đó, Người Văn Khoa vẫn coi bạn là Người Văn Khoa, bạn là Hội và Hội trong bóng hình của bạn bây giờ, có bạn là mãi có Hội ở bên...
Một đời vất vả với gia đình, lo toan vì chồng con, giờ bạn sẽ có thời gian cho mình, cho bạn bè nhiều hơn nhé. Mừng SINH NHẬT, chúc bạn THONG DONG, AN LÀNH bên con cháu thân yêu.

Photobucket

* Cỏ May yêu thương,
Người Văn Khoa vẫn luôn nhớ hình ảnh cô "công chúa nhõng nhẽo'' của ngày xưa, còn bây giờ, không biết có thể gọi là Bà Ngoại / Nội nhõng nhẽo không nhỉ? Nhưng bạn vẫn mãi là chim Đỗ Quyên, vẫn mãi là đóa Hướng Dương "trăm nghìn đổ lại một phương mặt trời".
Người nặng tình và đa đoan nên cứ mãi đa mang, nên mừng SINH NHẬT, chúc Cỏ May THANH THẢN, TỰ TẠI.

Photobucket

Và thêm chúc tất cả các bạn thân quen xa gần,
ai người có Ngày Vui Tháng Chín,
hãy cùng Người Văn Khoa
nắm tay nhau,
cùng chúc nhau HẠNH PHÚC...



Photobucket


Photobucket


Photobucket


Photobucket



Photobucket



Photobucket


Photobucket  
Đọc tiếp ...

Chủ Nhật, 16 tháng 9, 2012

(110) VỀ NGUỒN MÙA VU LAN (3)

Nguoivankhoa tiếp tục giới thiệu entry tiếp theo của Cỏ May: 

CHÚNG CON CÓ LỖI (3)
CỎ MAY

Sáng ngày 9-9-2012

Chúng tôi tiếp tục cuộc hành trình về Mỹ Tho để thăm ba má của anh Phi (một thành viên của nhóm "Văn Khoa trẻ" và cũng là đức lang quân của CM).
Tại điểm tập trung, nghe tin chị Cẩm Tâm đã qua đời, chúng tôi xót xa, chị đã thoát khỏi những đau đớn của bệnh tật nhưng thương chị đã vội đi xa ở cái tuổi mà chúng tôi vẫn còn muốn được gọi là "người trẻ".
Chúng tôi lên xe, đây là chuyến xe của "nhà tài trợ" Trần Quốc Hùng, và hôm nay, có thêm nhiều thành viên mới, anh Bách (chồng của chị Hồng Diệp, ông anh rể rất dễ mến của chúng tôi). Đi với chúng tôi, anh sẽ "trẻ" dài dài...Anh Hùng hôm nay, "bỗng dưng" ra vẻ nghiêm nghị, hào hoa...

Trên xe, vẫn là những câu chuyện nối tiếp râm ran, quên cả đường dài, có những "chứng tích chiến tranh" bây giờ mới tiết lộ: Giấy thăm nuôi "quân phạm" Trần Quốc Hùng mà Xuân Hương còn giữ lại. Ngẫu hứng, anh Hùng kể về cô gái đã tận tình theo chân anh khi anh bị bắt, đến nỗi bị công an dọa: "Muốn vô theo không?!". Và cũng chính cô gái ấy đã thăm nuôi anh trong nhiều tháng liền. Chính là nàng Xuân Hương xinh đẹp của chúng tôi.

Và còn nữa, thiệp cưới của anh chị Kiệt-Tuyến cũng được Xuân Hương giữ lại cẩn thận, anh chị có "chuộc" không? Chị đã cười tươi đến như thế này:


Hai "chủ nhân" của những chứng tích không đơn giản mà nhận lại được những chứng tích. Chúng tôi sẽ được một chuyến đi chơi Bình Châu vào tháng 3 năm sau, kỷ niệm 37 năm ngày cưới của anh chị. Và "quân phạm" Trần Quốc Hùng, khi đã có cái để "khoe" với vợ con thì cũng nghiễm nhiên trở thành nhà tài trợ 50% cho chuyến đi này. Hoan hô Xuân Hương, chị Liễu cũng hứa về tiếp tục soạn tủ xem may ra, có tìm được...thứ gì nữa không?

Chúng tôi ghé Trung Lương để uống cà
và đón một chàng rể Văn Khoa, đồng thời cũng là một nhà thơ quen thuộc của phong trào. Anh chàng này khi nghe khoe chuyện nọ, chuyện kia thì tếu táo: "Tới tuổi này rồi, có cái gì lòi ra thì để cho nó lòi luôn, giấu giếm làm chi nữa...". Cả nhóm cười vang, qủa thật, chúng tôi còn...trẻ lắm!

Đường vào quê chồng tôi rợp bóng
, mọi người bắt đầu thấy thích không khí yên bình. Nơi đây, tại căn nhà (trước đây là nhà lá), một số anh chị đã về chơi năm 1973, nghe súng nổ ì đùng. Anh Trần Xuân Tiến đã bế một em bé gái bị thương từ bên kia sống, biết bao kỷ niệm. Ngày tôi có chồng, chị Diệp đã đưa tôi về tận nơi này...

Và đây là ba má, căn nhà đã được các con cùng nhau xây cất lại, có bóng dáng 2 liệt sĩ, nỗi đau một đời chôn chặt của ba má.



Đặc biệt, trong gian nhà ấm cúng này, chúng tôi đã cất tiếng hát theo lời yêu cầu của ba má: Tin tưởng ca, Bà mẹ Bàn Cờ...Ba má chăm chú nghe, khi tôi hỏi: "Vì sao lần nào ba má cũng thích nghe tụi con hát bài Người mẹ Bàn Cờ?" thì ba trả lời chậm rãi, chắc chắn: "Trong bài hát này, người nào cũng đánh giặc, bài hát rất hay, các con phải giữ gìn, đừng để nó phai mờ thì uổng lắm!". Lời tâm huyết của ba, chúng con sẽ nhớ mãi...




Chúng tôi được ba má cho uống nước dừa dứa, ăn bánh tráng nướng và trong suốt cuộc chuyện trò này, tôi đã nhiều lần cố kìm nén cho nước mắt chảy ngược khi nghĩ đến một ngày...chắc là không xa lắm, ba sẽ mãi mãi đi xa. Ba đã 88 tuổi rồi, lại đang mang trong người chứng bệnh nghèo mà ba không hay biết...Năm sau, các con về đông đủ nhưng biết có còn gặp ba? Và nụ cười hồn hậu của người mẹ đã hai lần khóc con sẽ còn ở cùng chúng tôi đến bao lâu nữa...



Trước khi tạm biệt ba má, cũng theo yêu cầu, chúng tôi hát bài: "Dậy mà đi", thương biết mấy những mái đầu bạc đã bao lần cùng các con "dậy mà đi" để bây giờ, vẫn tiếp tục trông ngóng các con mỗi cuối tuần

Kết thúc hành trình báo hiếu

Hành trình thăm các ba, các má xem như kết thúc. Nói rằng việc làm này có ý nghĩa, đây là chuyến đi đáng nhớ trong mùa Vu Lan năm nay thì cũng đúng. Nhưng sao tôi vẫn cứ vương vất một nỗi buồn: có những chuyện nhỏ trong tầm tay mà sao từ lâu rồi chúng tôi không nhớ? Nếu anh Kiệt không đề xuất ý kiến, anh Hùng không sẵn sàng làm nhà tài trợ và các bạn không vui vẻ tham gia thì liệu chúng tôi còn chờ đến bao lâu nữa? Cuộc đời hạn hữu, các ba, các má đã cho chúng tôi vóc dáng, hình hài để chúng tôi biết yêu-ghét, biết điều đúng-sai, vậy mà trong từng ấy năm, khi ba má vẫn tận tụy dõi theo từng bước đi của các con thì chúng tôi lại quá vô tình...

Thành tâm, chúng con xin thắp nén nhang cho các ba má đã không còn trên đời cùng chúng con...

caibang9 wrote on Sep 15
Những cuộc thăm hỏi như thế này không nhất thiết phải chờ Mùa Vu Lan hay Ngày Song Thân (do Phong Trào HĐ đề xướng từ những năm đầu mới được thành lập), CM à.

Thay vì rủ nhau đi du lịch/tham quan quê hương/off iếc .... chúng ta có thể thường xuyên cùng đi với nhau về vấn an chư vị, phải không CM?
btthuy wrote on Sep 15
Thay vì rủ nhau đi du lịch/tham quan quê hương/off iếc .... chúng ta có thể thường xuyên cùng đi với nhau về vấn an chư vị, phải không CM?
Chính vì vậy, em mới nói, có những việc quá nhỏ, trong tầm tay mà sao chúng ta không nghĩ đến? Nếu nói là bận bịu thì sẽ chẳng có lúc nào mình rảnh rnag, trừ khi nhắm mắt xuôi tay...Vậy mà...
minhtmap wrote today at 12:10 AM
Em sẽ còn vào ra nhà Chị nơi này nhiều lần nữa để đọc những dòng này... Chị nhớ xin mấy Anh Chị dùm em là năm sau nếu có đi thì cho Em đi với... Nghen Chị! Em cảm ơn Chị gứt nhìu, Chị Cỏ May- "Phóng viên quân tình nguyện tìm về Tri Ân" hic!
giaminh03 wrote today at 6:45 AM
Chị nhớ xin mấy Anh Chị dùm em là năm sau nếu có đi thì cho Em đi với...
Ôm MM một cái nè cưng. Dễ thương nghen "Phóng viên quân tình nguyện tìm về Tri Ân"
giaminh03 wrote today at 6:48 AM
Lúc mới xuống em thấy bác trai xúc động lắm, ông cứ muốn nói mà không biết nói gì, bác gái thì trừ chuyện đi lại hơi khó khăn sau vụ té nhưng bác vẫn còn đẹp lão lắm chị à. Mong năm sau lại gặp được hai bác ở Vĩnh Kim.
btthuy wrote today at 7:16 AM
Lúc mới xuống em thấy bác trai xúc động lắm, ông cứ muốn nói mà không biết nói gì, bác gái thì trừ chuyện đi lại hơi khó khăn sau vụ té nhưng bác vẫn còn đẹp lão lắm chị à.
Nói chung là tình trạng sức khỏe của ông đang xuống dốc đó, chị nhìn là biết, trước đây, ông nói sang sảng chứ không phải tệ như vậy đâu! Buồn lắm nhưng đâu biết làm sao?!
Má thì bệnh rề rề, mấy lần suýt chết nhưng giờ thì lại khỏe mạnh hơn ba.
Đúng là mỗi người đều có số!
btthuy wrote today at 7:17 AM
"Phóng viên quân tình nguyện tìm về Tri Ân"
Nếu còn có năm sau và nhiều năm sau nữa thì chị hứa sẽ đệ đạt nguyện vọng của cưng Ù, vậy nha!

Đọc tiếp ...

(109) VỀ NGUỒN MÙA VU LAN (2)

Nguoivankhoa xin tiếp tục giới thiệu entry thứ 2 của Cỏ May:

CHÚNG CON CÓ LỖI (2)
CỎ MAY

Rời nhà chị Diệp, chúng tôi băng qua đường, đón xe đi ngược về Sài Gòn. Không ai bảo ai, nắm tay nhau, líu ríu theo...anh Kiệt. Một phút chạnh lòng, rưng rưng nghĩ:...mình vẫn còn nhỏ xíu và "cánh chim đầu đàn" mấy chục năm về trước vẫn còn soãi cánh cùng chúng tôi.

Chúng tôi đến nhà Kim Diệp, chiếc lá vàng dễ thương của nhóm chúng tôi, hiện nay, em đang là người trẻ nhất với bà mẹ già 86 tuổi. Đây là lần đầu, chúng tôi đến thăm bác:

Bác thật hiền hòa, đi lại khó khăn, bác ngồi đó, nhiệt tình hướng dẫn chúng tôi làm rượu chuối, rượu dâu để trị bệnh. Rồi bác cũng muốn chúng tôi ở lại chơi lâu hơn, "lâu quá  mới gặp mà!":

Từ giã bác, tôi và Xuân Hương xót xa khi nghe bác căn dặn: "Khi nào tui ra đi thì nhớ tới với tui". Quả thật, chúng con có lỗi với các ba má. Giọng nói, ánh mắt của người mẹ già ấy ám ảnh tôi suốt đoạn đường đến nhà chị Thúy Liễuđường đến nhà chị Thúy Liễu.

Ba của chị Liễu là một quan chức (theo tôi, đây là cách nói thân thiện nhất). Chúng tôi đã có đến thăm bác vài lần và giờ đây, bác đã 96 tuổi, người cha tóc bạc, da mồi, đang tâm tình những chuyện "thời đánh Tây" với chúng tôi:



Tôi chợt nhớ đến căn nhà của bác ở Cư xá sĩ quan Bắc Hải, nơi tôi đã "đi lại lắm lần" để gặp chị Liễu. Chắc bác không biết tôi đến để nói gì với chị Liễu nhưng bác vẫn luôn vui vẻ tiếp tôi...Tôi nghĩ rằng bác cũng đã làm gì đó cho con gái, cho chúng tôi nhưng giờ đây, âm thầm trong ngôi nhà của chính mình, bác cô đơn, càng cô đơn hơn từ khi bác gái qua đời vì không có người để tâm sự. Lặng lẽ vị cha già...


Đã hơn 12 g trưa, cái bụng chuẩn biểu tình, còn hành trình buổi chiều, chúng tôi về lại quận 1 nên ghé quan chay Định Ý ăn cơm. Những câu chuyện lại tiếp nối nhau rôm rả, như mấy chục năm nay vẫn thế...Chúng tôi chưa bao giờ già. Bữa cơm chay lạ miệng nên ai ăn cũng ngon, chừa bụng để đến nhà Minh An.

Và căn nhà số 25, đường Lương Hữu Khánh đây rồi. Tôi cũng thường đến đây lắm, đã từng gặp cả hai bác nhưng chỉ kịp chào và nói câu quen thuộc: "Con xin phép gặp Minh An" rồi rón rén đi lên lầu, bàn chuyện "quốc sự". Nhưng mãi sau này, tôi vẫn nhớ cái dáng gầy gò của bác với cái áo túi màu trắng.
Và đây, hình ảnh của má:



Nuôi 8 người con khôn lớn và giờ đây dành trọn tình yêu thương cho cô con gái "không chịu xa má".



Cô em gái giỏi giang đã đãi chùng tôi những chén chè hạt sen vừa ngọt, vừa bùi, anh Trần Quốc Hùng chăm chỉ ăn một lượt 2 chén:




Thăm má lần này, chúng con rất vui, thấy má khỏe mạnh, không gầy gò như xưa, trong nụ cười hiền hòa của má có sự nguyện của người mẹ đã cả đời tận tụy nuôi con khôn lớn, thành đạt. Bằng tất cả yêu thương và cảm phục, chúng con xin được chia sẻ với má niềm tự hào này




Từ Lương Hữu Khánh, chúng tôi ngược ra Bùi Viện để thăm má của anh Trần Văn Ánh, bà mẹ là vợ liệt sĩ, cũng đã từng vào tù ra khám để bây giờ...mẹ thuộc lòng mọi chính sách, chế độ của người tù đày...Vui vẻ chia sẻ với chúng tôi, những người "đương thời" nhưng lại không thông suốt như bác


Đây cũng là lần đầu chúng con đến thăm má, xin cho chúng con được một lần ở trong vòng tay ấm áp của má, như chưa bao giờ chúng con xa má:



Chúng tôi đến nhà anh Tri Chính, người mẹ trong những năm tháng xế chiều mà phải khóc con. Mừng vì bác vẫn còn khỏe mạnh để mắng yêu anh Hùng: "Thằng quỷ, sao lâu rồi mày không ghé?". Muôn vàn lời xin lỗi, các ba má cũng không tha thứ được cho chúng con. Chúng tôi bận trăm công ngàn việc, chỉ có các ba má, tuổi già thư thả nên trông ngóng mỏi mòn:




Nước mắt mẹ không còn để khóc con, ở người mẹ ấy, tôi như đọc thấy những xót xa trong nụ cười và ánh mắt hiền hòa. Các con đây rồi mà con của mẹ mãi mãi đi xa...Tôi ôm bác để từ giã thì bác hôn tôi và nói tha thiết: "Thương lắm, như là con gái của bác vậy!". Rất tiếc, khoảnh khắc vàng đó đã không được ghi lại vì các bạn đã ra khỏi nhà, tôi là người sau cùng. Con gái có phút giây nào nhớ đến mẹ không...Mẹ già như chuối chín cây....



Và địa chỉ cuối cùng là nhà chị Hoàng Hương, một thành viên của Hội quán Văn Khoa, với những đóng góp ít người biết đến. Chị diễm phúc có cha già 99 tuổi, bác vẫn tỉnh táo nhưng lãng tai nên chị Hương đã chuẩn bị sẵn giấy bút để chúng tôi bút đàm cùng bác. Khi tôi đưa , chuẩn bị chụp hình thì bác gài lại nút áo cho lịch sự, thương ơi là thương.


Anh Kiệt trò chuyện với bác:


Chúng tôi không sao quên được từ "normal" của bác khi được hỏi thăm sức khỏe. Cầu mong bác còn minh mẫn đế chúng con được chúc mừng bác 100 tuổi.


Nhà chị Hoàng Hương có giỗ nên chúng tôi được đãi cơm nếp ăn với chả lụa, lại còn có bánh ít mang về.
Tắt nắng rồi, chuyến hành trình của ngày 8-9 kết thúc. Chúng tôi ra về, mỗi người sẽ có tâm tư khác nhau nhưng chắc chắn, lấp lánh đâu đó là niềm vui của chúng tôi, tấm lòng của những đứa con muốn được nói lời  xin lỗi vì sự muộn màng...


minhtmap wrote on Sep 15
Entry giản dị, mà đọc từng câu, câu nào cũng gợi rưng rưng Chị à...
btthuy wrote on Sep 15
Entry giản dị, mà đọc từng câu, câu nào cũng gợi rưng rưng Chị à...
Chị vất vả không phải vì viết mà vì vụ add hình, giỏi vi tính quá nên vậy đó cưng. Có hình bị ngược ngạo, không chỉnh lại được. Thiệt là bực mình!
Tưởng ngày mai gặp mà em lại kjg đi, buồn nha!
Hì hì... Má em khen chị Cỏ nghen, mà còn so sánh nữa chớ: Cô Thúy còn trẻ mà đẹp quá, so với Minh An nó già quá hen. Chèn ơi, khen đẹp được rồi còn đi so sánh với con gái mình.
btthuy wrote on Sep 15
Má em khen chị Cỏ nghen,
Em đừng có lo: hai chị em mà, mỗi người một vẻ, mười phân vẹn...mười một mà em!
Thấy bác được như vầy, thật lòng, chị rất vui.
Chúc mừng các anh chị có một chuyến trở về thăm những ngọn đèn leo lét những ngọn đèn luôn cháy sáng trong tâm tưởng những đứa con..không chỉ để ta yên lòng mà còn để ta rọi lại tâm ta chị hén !
Em rinh 2 entry này về nhà Văn Khoa bên này và bên MOP nữa nghe chị.
thunhan wrote on Sep 15
Còn chuyến về Vĩnh Kim nữa, CM chấp bút chưa?
Mình chắc chắn rằng, các ba các má đã bắt đầu trông ngóng ngay khi chúng ta vừa ra khỏi cửa!
btthuy wrote on Sep 15
Em rinh 2 entry này về nhà Văn Khoa bên này và bên MOP nữa nghe chị.
Cứ tự nhiên như....thư ký tòa soạn nha em, không thấy ai viết nên chị ráng viết cho mau...hết bệnh!
btthuy wrote on Sep 15
thunhan said
Còn chuyến về Vĩnh Kim nữa, CM chấp bút chưa?
Đang định viết ngay bây giờ đây, nhưng chán vụ add hình quá, lâu lắc, hồi hộp, vì vậy, chỉ chọn những tấm tiêu biểu nhất thôi mà cũng đã hết hơi!
Nghề chơi cũng lắm công phu!
btthuy wrote on Sep 15
Chúc mừng các anh chị có một chuyến trở về thăm những ngọn đèn leo lét những ngọn đèn luôn cháy sáng trong tâm tưởng những đứa con..không chỉ để ta yên lòng mà còn để ta rọi lại tâm ta chị hén !
Những ngọn đèn leo lét ấy rồi cũng sẽ tắt nhưng những tấm lòng của cha mẹ thì vẫn suốt đời bên con, phải không em?
haphan52 wrote today at 7:26 AM
Entry thật cảm động lại hình dung mình sau vài chục năm nữa, cũng như các cụ thôi... những ánh mắt mờ đục, những nụ cười móm mém trông thương quá. Và những thăm hỏi như vầy các cụ vui rất nhiều ngày.

Đọc tiếp ...